Chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ Nupur Krishnan cho biết: "Thanh long mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vitamin C trong quả giúp cải thiện khả năng miễn dịch của tế bào và ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết; tăng cường sức khỏe xương khớp cũng như làm gia tăng lượng hemoglobin (giúp ngăn ngừa sự nguy hiểm của các gốc tự do).
Loại quả này cũng giàu các chất chống oxy hoá, các dưỡng chất thực vật, chất lycopene, chất xơ, hàm lượng phốt pho và sắt cao".
Nước ép từ quả và lá đu đủ được coi là một trong những dược thiện cho bệnh sốt xuất huyết.
Bác sĩ Krishnan giải thích: "Lá đu đủ chứa nhiều enzyme như chymopapin và papain giúp phục hồi trở lại số lượng tiểu cầu, cải thiện chức năng gan và sửa chữa tổn thương gan do sốt xuất huyết gây nên. Từ đó giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi". Lưu ý dùng lá non của cây đu đủ có quả.
Điều quan trọng nữa là chế độ ăn trong và sau khi mắc bệnh. Ngay cả khi đã hồi phục, bệnh nhân cần ăn chế độ giàu đạm để khôi phục tất cả các nguồn vitamin, chất khoáng, protein và chất béo trong cơ thể.
Chế độ ăn nhiều cá, trứng và các sản phẩm sữa giúp bệnh nhân có sức đề kháng chống lại virus. Người bị sốt xuất huyết nên uống nhiều chất lỏng trong ngày.
Ngoài việc uống nhiều nước, cần tăng cường uống nước ép trái cây, nước dừa, nước cam tươi chứa nhiều vitamin và năng lượng giúp cơ thể nhanh chóng thải các chất độc qua hệ bài tiết, cải thiện quá trình tiêu hóa và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Chế độ ăn nhiều rau xanh cũng giúp cơ thể chống lại virút.
Vì áp lực chống dịch quá lớn, quá mệt mỏi, một cán bộ chống dịch và một trạm trưởng trạm y tế tại quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã xin nghỉ việc.
" alt=""/>Sốt xuất huyết: Nên dùng thanh long, lá đu đủ5 món thường xuyên ăn
Theo Healthy Life Long, nữ nhà văn đặc biệt chăm chút cho các bữa ăn. Bà uống cà phê mỗi ngày. Loại thức uống này tốt cho người cao tuổi nếu dùng chừng mực. Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn trà xanh và ca cao, bảo vệ tế bào, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.
Cá là thực phẩm cung cấp nguồn protein chính cho bà Bradford. Bà lựa chọn các loại cá trắng ít béo, ít cholesterol xấu, giàu protein, giàu vitamin B6 chống lại bệnh viêm khớp, hen suyễn. Vitamin B3 có trong cá tốt cho hệ miễn dịch, giúp phục hồi sau viêm nhiễm nhanh hơn. Ngoài ra, cá trắng còn có vitamin B12, phốt pho cũng đem lại nhiều lợi ích.
Bên cạnh đó, nữ nhà văn thích các loại rau xanh hấp cho các bữa ăn tại nhà. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã so sánh độ bổ dưỡng của bông cải xanh với các cách nấu khác nhau. Theo đó, rau hấp giữ lại được nhiều chất dinh dưỡng nhất.
Bà cũng lựa chọn các loại trái cây theo mùa khi muốn ăn nhẹ như dâu tây, cherry, việt quất, táo, chuối.
Loại thịt đỏ duy nhất được bà Bradford đưa vào thực đơn là cừu hầm từ phần thịt vai và cổ. Mẹ của bà chế biến món ăn này rất ngon nên đôi khi bà vẫn tự nấu theo công thức của gia đình. Bà chọn hình thức nấu chậm. Dù các bác sĩ không khuyên bạn nên ăn thịt cừu hằng ngày nhưng loại thực phẩm này vẫn có những khoáng chất và vitamin nhất định bao gồm kẽm, B12, sắt.
3 món tránh xa
Là một người rất dễ tăng cân, bà Bradford hiếm khi thưởng thức đồ ngọt. Món ăn ngon miệng đó là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm nhiễm mạn tính.
Muối cũng là loại gia vị được hạn chế tối đa. Bà hầu như không cho muối vào các món ăn khi chế biến tại nhà. Hấp thụ quá nhiều muối dẫn tới huyết áp cao là yếu tố nguy cơ của đau tim, đột quỵ. Khi bạn cao tuổi, huyết áp có xu hướng tăng cao nên việc kiểm soát lượng muối ăn vào càng quan trọng.
Thêm vào đó, bà cũng giảm mạnh lượng carb ăn mỗi ngày bao gồm cả khoai tây.
Luôn ngủ nghỉ đúng giờ
Bà Bradford cố gắng tự chăm sóc bản thân, không dùng loại thuốc nào ngoài vitamin. Bà cũng không ngại ngần chia sẻ đã dùng rất nhiều loại kem dưỡng để giữ được làn da trẻ trung hơn tuổi.
Trái ngược với nhiều nhà văn có nếp sinh hoạt thất thường, bà Bradford luôn ngủ vào lúc 22-23h và dậy vào 6h hôm sau. Nếu không phải viết lách, bà sẽ dậy muộn hơn một chút, 7h, nghỉ trưa và làm việc tới 16h.
Giấc ngủ chất lượng rất tốt cho chức năng nhận thức, trí nhớ, trạng thái tình cảm. Người lớn tuổi đề cao việc ngủ nghỉ sẽ có hệ miễn dịch tốt hơn, tránh được các bệnh mạn tính. Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể lấy lại năng lượng, giữ tỉnh táo và tràn đầy năng lượng vào buổi sáng.
Do đặc thù công việc viết lách, bà Bradford phải ngồi rất nhiều - một thói quen không tốt cho sức khỏe. Bà cố gắng giảm khoảng thời gian gây hại này bằng cách đứng khi ăn trưa, sau một tiếng lại đứng lên và thường ra ngoài dạo bộ.
Ngồi quá nhiều sẽ không tốt cho quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp, mỡ của cơ thể.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý đưa ra lời khuyên, sau khi mắc Covid-19, nếu trẻ bị mệt mỏi và đau đầu không cải thiện, cha mẹ nên cho bé đi khám tổng quát và chăm sóc trẻ theo lời khuyên của bác sĩ. Bên cạnh đó, cha mẹ cùng con thực hành các bài tập thức ngủ đúng chu kỳ, tập thể dục thường xuyên và tăng cường các trò chơi rèn luyện trí não như trò chơi câu đố hoặc học một ngôn ngữ mới. Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng phục hồi và phát triển chức năng não ở trẻ sau khi bị Covid-19.
Dinh dưỡng giúp trẻ phục hồi sau Covid-19
Việc chăm sóc dinh dưỡng ảnh hưởng quan trọng đối với phát triển trí não cho trẻ sau khi nhiễm Covid-19. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý, cứ mỗi giây có hơn 1 triệu kết nối thần kinh được tạo ra và cứ 1 mối nối hình thành sẽ nhanh chóng tạo ra 7.000 mối nối khác. Tuy nhiên Covid-19 gây rối loạn đông máu rải rác, não bị thiếu cấp máu sẽ gây ra những tổn thương, rối loạn. Thậm chí sẽ dẫn tới chậm phát triển, rối loạn giấc ngủ thường xuyên. Vì vậy việc hỗ trợ phát triển não bộ và bảo vệ não bộ là vô cùng cần thiết cho trẻ nhất là sau khi trẻ bị nhiễm Covid-19.
Chế độ dinh dưỡng nên gồm đầy đủ 4 nhóm chất: nhóm bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin khoáng chất. Bên cạnh đó, omega có nguồn gốc thực vật cũng quan trọng với sự phát triển của não bộ. Chất xám của não chủ yếu do chất béo hình thành. Có đến 60% chất béo hình thành từ omega.
Omega là các axit béo không no, cơ thể không tự tổng hợp được mà lấy từ bên ngoài vào qua thực phẩm ăn hằng ngày, có trong thực vật và động vật. Omega thực vật lấy từ các hạt nhiều dầu như: dầu hạt lý chua đen, quả óc chó… và các chiết xuất của chúng. Omega động vật chủ yếu có trong dầu cá biển. Tuy nhiên, các mẹ hiện nay thường sử dụng omega thực vật cho trẻ bởi không có vị tanh như từ cá biển. Trẻ nhỏ có vị giác nhạy cảm hơn người lớn gấp 300 lần nên rất nhạy cảm và dễ nôn trớ sau khi sử dụng thực phẩm có vị tanh của cá.
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thuý lưu ý thêm, phụ huynh thường lo lắng khi thấy con mệt mỏi sau khi bị Covid-19 và mong muốn giải quyết được tình trạng giảm tập trung, chú ý, phát triển trí não tốt cho trẻ nhanh chóng.
Tuy nhiên không có phương pháp nào để ngay lập tức làm tăng trí thông minh của trẻ. Phát triển trí não đòi hỏi một nền tảng dinh dưỡng lâu dài. Dù chưa thể nhìn rõ những cơ chế tổn thương lâu dài trên cơ thể nhưng triệu chứng trẻ mất tập trung, suy giảm trí nhớ sau mắc Covid-19 là một vấn đề cấp thiết mà cha mẹ cần can thiệp sớm. Bên cạnh các bài tập phục hồi chức năng, việc kết hợp bổ sung dinh dưỡng là điều hết sức quan trọng để phục hồi sức khỏe củ trẻ.
Phương Lê